Nghệ An từng sáp nhập với tỉnh nào để trở thành Nghệ Tĩnh?

20/12/2024 05:37
Nghệ An là địa phương có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với những lần thay đổi về tên gọi, địa giới.
Link nguồn bài viết
https://vietnamnet.vn/nghe-an-tung-sap-nhap-voi-tinh-nao-de-tro-thanh-nghe-tinh-2354354.html
Truy cập link gốc


1. Nghệ An từng sáp nhập với tỉnh nào để trở thành Nghệ Tĩnh?

Thanh Hóa

0%

Hà Tĩnh

0%

Quảng Bình

0%

Thừa Thiên Huế

0%

Chính xác

Theo Cổng thông tin điện tử của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, sau khi đất nước thống nhất, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa V ngày 24/12/1975, Nghệ An hợp nhất với Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh.

Năm 1976, Ban Tổ chức chính quyền 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được sáp nhập, bộ phận đào tạo, tuyển sinh được tách ra để thành lập Ban tuyển sinh đào tạo riêng trực thuộc UBND tỉnh.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ban hành Nghị quyết tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tháng 9 năm 1991, Ban Tổ Chức chính quyền tỉnh Nghệ Tĩnh cũng được tách ra theo mỗi tỉnh.

2. Đâu là biểu tượng chung của cả Nghệ An và Hà Tĩnh?

Núi Hồng

0%

Sông Lam

0%

Đèo Ngang

0%

Chùa Hương Tích

0%

Núi Hồng - sông Lam

0%

Chính xác

Theo Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Hà Tĩnh, hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam.

Sông Lam bắt nguồn từ Lào, phần chính chảy qua Nghệ An, phần cuối hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh và đổ ra vịnh Bắc Bộ ở Cửa Hội.

Với chiều dài hơn 360km chảy qua lãnh thổ Việt Nam, sông Lam uốn lượn theo các sườn núi trên hành trình về với biển, là chứng tích của những thăng trầm biến đổi trong suốt chiều dài lịch sử của người dân Nghệ An - Hà Tĩnh.

Núi Hồng là ngọn núi cao và nổi tiếng nhất ở xứ Nghệ. Núi nằm giữa thị xã Hồng Lĩnh và hai huyện Nghi Xuân, Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh). Nhìn từ phía Nam, dãy núi sắp xếp như chim Hồng xòe cánh nên gọi là Hồng Lĩnh.

3. Có mấy cây cầu kết nối Nghệ An - Hà Tĩnh?

2

0%

3

0%

4

0%

5

0%

Chính xác

Tới nay, có 5 cây cầu gồm Bến Thủy I và II, Yên Xuân, Cửa Hội, Hưng Đức kết nối đôi bờ sông Lam giữa Nghệ An - Hà Tĩnh.

Cầu Bến Thủy I dài 630,5 m, nối phường Bến Thủy, TP Vinh (Nghệ An) với thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) theo hướng Bắc - Nam. Công trình xây năm 1986, khánh thành năm 1990, là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Lam.

Cầu Cửa Hội dài 5,2 km. Ở phía Nghệ An, công trình nằm trên phường Nghi Hải (thị xã Cửa Lò), đầu còn lại ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Công trình khởi công tháng 2/2019, khánh thành ngày 14/3/2021.

Cầu Bến Thủy II nối xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) với thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, (Hà Tĩnh), nằm cách cầu Bến Thủy I khoảng 800 m về phía thượng lưu. Cầu dài 996 m, khánh thành tháng 9/2012.

Cầu Yên Xuân nối xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên với xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, khánh thành năm 2016, giúp xóa bỏ tình trạng "ốc đảo" của 9 xã huyện Nam Đàn (Nghệ An) và 5 xã huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) mỗi khi mưa lũ…

Cầu Hưng Đức dài 4,1 km, bắc qua sông Lam nối đôi bờ Nghệ An với Hà Tĩnh, đưa vào khai thác từ ngày 30/6/2024. Đây được xem là cầu vượt sông dài nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam.

4. Tỉnh Nghệ An có diện tích lớn nhất cả nước?

Đúng

0%

Sai

0%

Chính xác

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, tỉnh này có diện tích 16.489,97 km2, nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam; phía Đông giáp biển, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Nghệ An có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện; với 460 xã, phường, thị trấn.

Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ; 3 thị xã, gồm: Thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai và thị xã Thái Hòa; 17 huyện, gồm: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.

5. Nghệ An và Hà Tĩnh đều nổi tiếng với loại hình nghệ thuật dân gian nào được UNESCO công nhận?

Hát Xoan

0%

Quan họ

0%

Ca trù

0%

Dân ca Ví, Giặm

0%

Chính xác

Theo Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, ngày 27/11/2014, UNESCO chính thức vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Loại hình nghệ thuật dân ca này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng người xứ Nghệ; được lưu truyền từ đời này sang đời khác, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường từ ru con, dệt vải, trồng lúa, chèo đò…

Lời ca của Ví, Giặm ca ngợi những giá trị truyền thống như sự tôn trọng các bậc cha mẹ, những nghĩa cử cao đẹp, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như những đức tính trung thực và cách ứng xử giữa người với người…

Trong Ví, Giặm Nghệ Tĩnh có những cách nói trau chuốt, mượt mà, ý nhị, đồng thời cũng có cả những giãi bày mộc mạc, kiểu khẩu ngữ địa phương, làm nên bản sắc riêng của loại hình nghệ thuật này.

Hoàng Linh