Link nguồn bài viết https://baoxaydung.com.vn/ha-tinh-ban-hanh-ke-hoach-cai-cach-hanh-chinh-nam-2025-392397.html
Truy cập link gốc
Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá hiệu quả, chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.Theo đó, Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025 yêu cầu: Triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, hoàn thành đúng thời gian quy định và bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh. Trong quá trình triển khai yêu cầu lồng ghép triển khai đồng bộ, thống nhất các mục tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 gắn với Nghị quyết cấp ủy Đảng, chương trình, kế hoạch, Đề án của chính quyền các cấp về cải cách hành chính.
Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá hiệu quả, chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá hiệu quả, chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Các nội dung cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm; gắn với tình hình thực tiễn, mỗi cơ quan, địa phương.
Các Sở, ngành: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính kịp thời, hiệu quả.
Bố trí đủ nguồn lực và có các giải pháp triển khai cụ thể để đảm bảo tính thực tiễn, khả thi của kế hoạch. Gắn việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác bình xét thi đua, khen thưởng.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.Chỉ đạo điều hành cải cách hành chính: 100% các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã ban hành kế hoạch và triển khai có hiệu quả kế hoạch cải cách hành chính năm 2025. Tối thiểu 35% cơ quan, đơn vị được kiểm tra cải cách hành chính trong năm 2025; 100% các đơn vị, địa phương ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra cải cách hành chính các đơn vị trực thuộc, đảm bảo thực chất và đúng quy định. Phấn đấu ít nhất có 3 sáng kiến (hoặc giải pháp mới) về cải cách hành chính áp dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định cải cách hành chính Trung ương.
Cải cách thể chế: Phấn đấu 100% nội dung được Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương giao HĐND tỉnh và UBND tỉnh quy định chi tiết được triển khai, thực hiện kịp thời, chất lượng.
Phấn đấu 100% văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế theo kết quả rà soát. Phấn đấu 100% văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của Tỉnh được tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Cải cách thủ tục hành chính: Tiếp tục triển khai thực hiện số hóa hồ sơ thủ tục hành chínhthuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng: cấp tỉnh 100%, cấp huyện 100%, cấp xã 95% số hồ sơ tiếp nhận. Tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 100%.
100% thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được rà soát, công bố, công khai. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt từ 95% trở lên.
Cải cách tổ chức bộ máy: Hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp đối với 100% đơn vị sự nghiệp công lập có phương án sắp xếp, kiện toàn theo Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 100% cơ quan, tổ chức được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa cấp trên với cấp dưới; khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính Nhà nước. Phấn đấu năm 2025 giảm 28 biên chế công chức so với năm 2024.
Cải cách chế độ công vụ: Phấn đấu 50% cán bộ, công chức dưới 40 tuổi (lãnh đạo, quản lý cấp Sở, ngành, UBND cấp huyện) giao tiếp được với người nước ngoài bằng Tiếng Anh hoặc ngoại ngữ thông dụng khác. 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học trở lên và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc (trừ các chức danh có quy định khác của cơ quan có thẩm quyền). Năm 2025 thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh khoảng 02% so với tổng số tuyển dụng mới.
Cải cách tài chính công: Giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước của các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3 so với năm trước liền kề (không bao gồm quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng và không bao gồm kinh phí cắt giảm, tiết kiệm 5% theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 04/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ).
100% đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. 100% cơ quan hành chính Nhà nước được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Có ít nhất 02 đơn vị sự nghiệp công lập tăng mức độ tự chủ so với năm trước liền kề.
Tỷ lệ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc thẩm quyền quản lý đạt trên 85%. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: 100% cơ quan Đảng, chính quyền các cấp kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây.
100% cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối, ứng dụng trên địa bàn tỉnh theo lộ trình Chính phủ; từng bước hình thành cơ sở dữ liệu mở của tỉnh kết nối liên thông trên 80% cơ sở dữ liệu của các Sở, ban, ngành để phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, khai thác trọn đời.
100% hồ sơ công việc tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại UBND cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại UBND cấp xã được xác lập trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).
100% Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính và Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã do UBND tỉnh ban hành được soát xét, kiểm tra đáp ứng yêu cầu.
100% các cơ quan, đơn vị đã xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 thực hiện việc duy trì và cải tiến hệ thống tại cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu.
Thủy Linh