Link nguồn bài viết https://baohatinh.vn/du-no-linh-vuc-thuong-mai-dich-vu-dat-hon-69000-ty-dong-post276223.html
Truy cập link gốc
Năm 2024, mặc dù vẫn còn khó khăn, song nền kinh tế đã ghi nhận những dấu hiệu phục hồi tích cực sau đại dịch COVID-19, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực thương mại – dịch vụ, trong đó tập trung vào các ngành nghề như: kinh doanh, du lịch, vận tải, giải trí – văn hóa – thể thao…
Đây là cơ hội để các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục đưa vốn ra nền kinh tế với các giải pháp mang tính hỗ trợ khách hàng như: tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ trong tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất cho vay, giữ lãi suất cho vay ở mức ổn định, nâng hạn mức cho vay đối với khách hàng đủ điều kiện… Nhờ vậy, dư nợ lĩnh vực thương mại – dịch vụ của ngành Ngân hàng Hà Tĩnh thời gian qua liên tục tăng trưởng.
Khách hàng đến giao dịch tại Vietcombank Chi nhánh Hà Tĩnh. Tính đến ngày 20/10/2024, dư nợ lĩnh vực thương mại – dịch vụ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt trên 69.074 tỷ đồng, tăng trên 15,04% so với thời điểm cuối năm 2023 và chiếm khoảng 65,7% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Những tháng cuối năm 2024, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh để tăng tốc về đích mục tiêu đã xây dựng, đồng nghĩa sẽ cần nguồn lực đầu tư lớn.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại và hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ. Trong đó, ngành Ngân hàng tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cho lĩnh vực thương mại – dịch vụ gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng; góp phần đảm bảo hoạt động tín dụng của toàn ngành diễn ra an toàn, hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp ở Hà Tĩnh vay vốn ngân hàng để đầu tư dịch vụ vận tải. Trường Phúc