Xây dựng nền giáo dục Hà Tĩnh đổi mới toàn diện theo hướng chuẩn hóa

27/11/2024 13:00
17 tham luận đã đề xuất nhiều giải pháp hay nhằm thực hiện tốt việc sắp xếp hệ thống giáo dục Hà Tĩnh ngày càng hoàn thiện, đổi mới, phù hợp với thực tiễn.
Link nguồn bài viết
https://baohatinh.vn/xay-dung-nen-giao-duc-ha-tinh-doi-moi-toan-dien-theo-huong-chuan-hoa-post278113.html
Truy cập link gốc


Các đồng chí: Lê Công Lương - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban KH&CN Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam; Đỗ Khoa Văn - Chủ tịch các Hội KH&KT Hà Tĩnh chủ trì hội thảo.

Đề án “Sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030 và những năm tiếp theo” được Tỉnh ủy Hà Tĩnh giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng từ tháng 9/2023, trình UBND tỉnh ban hành trong năm 2024.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh Đỗ Khoa Văn khai mạc, trình bày đề dẫn hội thảo.

Mục tiêu tổng quát của đề án là đến năm 2035, giáo dục Hà Tĩnh được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu của công dân toàn cầu và nhu cầu xã hội; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động đổi mới giáo dục, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến tích cực ở từng cấp học. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng theo chuẩn hóa, hiện đại hóa gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học; xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển sự nghiệp GD&ĐT.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển loại hình giáo dục ngoài công lập, nhất là ở khu vực thành thị, vùng có đủ điều kiện thích hợp. Ưu tiên bố trí quỹ đất dành cho giáo dục, ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư. Chỉ đạo rà soát quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục theo hướng hợp nhất, sáp nhập các cơ sở giáo dục công lập có quy mô nhỏ; tăng cường đầu tư có trọng điểm; tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao.

Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển đúng hướng, ngày càng hiệu quả. Các lực lượng xã hội tích cực tham gia vào việc huy động trẻ đến trường, giám sát, đánh giá và hiến kế cho giáo dục; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, mở trường dân lập, tư thục, thành lập các nhóm trẻ độc lập; đóng góp kinh phí cho giáo dục thông qua các quỹ khuyến học, khuyến tài, các chương trình quyên góp, hỗ trợ học sinh, sinh viên và nhiều hình thức khác.

Ông Đoàn Đình Anh - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh tham luận về nội dung: "Sắp xếp cơ sở giáo dục nhìn từ góc độ xã hội và một số nội dung cần quan tâm để phát triển giáo dục hiện nay của Hà Tĩnh".

Tại hội thảo, các đại biểu là các cán bộ quản lí, giáo viên và các sở ngành liên quan đã trình bày 17 tham luận, tập trung vào nhiều nội dung trọng tâm như: những vấn đề đặt ra trong bố trí nhân lực đảm bảo yêu cầu quy hoạch, sắp xếp mạng lưới, quy mô cơ sở giáo dục; một số thuận lợi khó khăn và định hướng trong xây dựng chính sách, giám sát việc phát triển, quy hoạch, sắp xếp cơ sở giáo dục các cấp và giải pháp trong điều chuyển, bố trí cơ sở vật chất, nguồn lực đối với các cơ sở giáo dục; kinh nghiệm trong sắp xếp, quy hoạch cơ sở giáo dục.

Hầu hết các tham luận đều thống nhất về sự cần thiết phải đổi mới và sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục để phù hợp với quá trình sắp xếp, sáp nhập địa giới hành chính tại các địa phương.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Trí Lạc phát biểu tại hội thảo.

Thông qua những ý kiến tham luận tại hội thảo, các cán bộ quản lý, các chuyên gia, giáo viên cùng rà soát, đánh giá, những vấn đề, những nội dung phát sinh của việc sắp xếp hệ thống giáo dục từ đó đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt việc sắp xếp hệ thống giáo dục hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tiễn.

Phan Cúc