Link nguồn bài viết https://plo.vn/doan-cong-tac-cua-bao-phap-luat-tphcm-dang-huong-tuong-niem-co-tong-bi-thu-tran-phu-post813496.html
Truy cập link gốc
Sáng 5-10, trong khuôn khổ Chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” tại Hà Tĩnh, đoàn công tác của báo
Pháp Luật TP.HCM đã dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú trên ngọn núi Quần Hội, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Đoàn công tác của báo
Pháp Luật TP.HCM do ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực báo
Pháp Luật TP.HCM dẫn đầu đã đến dâng hương, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn
cố Tổng Bí thư Trần Phú với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và nhân dân ta.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực báo Pháp Luật TP. HCM dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú. Ảnh: ĐẶNG TRUNG Trước anh linh cố Tổng Bí thư Trần Phú, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực báo
Pháp Luật TP.HCM cùng đoàn công tác nguyện hứa tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, sáng tạo, cùng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc.
"Cố Tổng Bí thư Trần Phú hy sinh để lại tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng, chí khí kiên cường, tinh thần học tập sáng tạo, lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng" -ông Nguyễn Đức Hiển khẳng định.
Đoàn công tác của báo Pháp Luật TP. HCM dâng hương, bày tỏ lòng thành kính trước anh linh cố Tổng Bí thư Trần Phú nằm trên núi Quần Hội. Cố Tổng Bí thư Trần Phú sinh ngày 1-5-1904, tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong gia đình có truyền thống hiếu học, sớm tham gia hoạt động cách mạng.
Năm 1925, Cố Tổng Bí thư Trần Phú đã cùng một số người Việt Nam yêu nước sáng lập ra tổ chức cách mạng (Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam cách mạng Đảng).
Đoàn công tác của báo Pháp Luật TP.HCM chụp ảnh lưu niệm. Đến năm 1927, ông được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử đi học ở Trường Đại học Quốc tế Phương Đông (Liên Xô). Tháng 4-1930, ông về nước và được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bức tượng đúc bằng đồng khắc họa hình ảnh đồng chí Trần Phú soạn thảo Luận cương chính trị. Tháng 10-1930, ông chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) và đề ra
Luận cương chính trị của Đảng. Tại hội nghị này, ông được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi.
Tháng 4-1931, cố Tổng Bí thư Trần Phú bị thực dân Pháp bắt và tra tấn rất dã man, nhưng Tổng Bí thư Trần Phú vẫn giữ vững khí tiết của Người Cộng sản kiên trung. Ngày 6-9-1931 (tức ngày 24-7-1931), cố Tổng Bí thư Trần Phú đã hy sinh với câu nói bất hủ “Hãy giữ vững ý chí chiến đấu”.
Ngày 12-1-1999, hài cốt của cố Tổng Bí thư Trần Phú được di quan về an táng tại quê hương trên ngọn núi Quần Hội, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Trong ảnh là toàn cảnh khu mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú nằm trên núi Quần Hội, hướng nhìn ra bến Tam Soa - ngã ba sông, hợp lưu của ba con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông La. Ảnh: ĐẶNG TRUNG Mộ phần Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam Trần Phú được xây năm 2000. Ảnh: ĐẶNG TRUNG Khu mộ được khởi công xây dựng vào tháng 1-2000 và hoàn thành vào tháng 4-2004 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng Bí thư Trần Phú. Nơi đây được quy hoạch trên khu đất rộng hơn 4ha, thoáng đãng và yên tĩnh. Ảnh: ĐẶNG TRUNG Đường lên khu mộ cố Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng làm bằng những bậc đá xanh. Khu mộ nằm yên bình giữa rừng thông xanh. Ảnh: ĐẶNG TRUNG Trước mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú là bức phù điêu tạc bằng đá, rộng 40m2, biểu thị khí thế đấu tranh cách mạng trong những ngày Xô Viết năm 1930-1931. Ảnh: ĐẶNG TRUNG "Ngày nay, mỗi năm, hàng vạn du khách trong nước và quốc tế đến quần thể khu di tích tham quan, thắp hương tri ân cố Tổng Bí thư Trần Phú. Đặc biệt, nơi đây còn trở thành lớp học giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ" - đại diện Ban quản lý Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú chia sẻ.
ĐẶNG TRUNG