Khi nhu cầu quản lý và phân phối điện trong các trung tâm dữ liệu và hệ thống máy chủ ngày càng tăng cao, PDU (Power Distribution Unit) này càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Vậy PDU là gì, có những loại nào và làm thế nào để chọn được thiết bị phù hợp nhất cho hệ thống của bạn? Bài viết này sẽ trả lời tất cả. Hãy xem nhé!
PDU là gì?
PDU (Power Distribution Unit) tạm dịch là bộ phân phối nguồn điện, là một thiết bị dùng để phân phối nguồn điện đến các thiết bị khác trong một hệ thống, đặc biệt là trong môi trường trung tâm dữ liệu (datacenter) và các tủ rack máy chủ. Với khả năng cung cấp nguồn điện ổn định và được điều chỉnh hợp lý, PDU đảm bảo rằng các thiết bị trong hệ thống sẽ nhận được nguồn điện đầy đủ và phù hợp để duy trì hoạt động liên tục và hiệu quả.
Tại sao PDU lại quan trọng?
PDU giúp phân phối nguồn điện hiệu quả
Trong môi trường trung tâm dữ liệu hoặc các hệ thống máy chủ (server) quy mô lớn, việc cung cấp nguồn điện ổn định và an toàn là yếu tố then chốt để duy trì hoạt động liên tục cho các thiết bị. Thanh nguồn PDU là giải pháp giúp phân phối nguồn điện một cách có hệ thống, đảm bảo rằng từng thiết bị trong hệ thống nhận được nguồn điện phù hợp theo nhu cầu.
Bảo vệ thiết bị khỏi tình trạng quá tải điện
Một trong những tính năng quan trọng của nhiều loại PDU hiện đại là khả năng giám sát và cảnh báo khi có nguy cơ quá tải. Khi có hiện tượng dòng điện vượt quá mức cho phép, PDU sẽ ngay lập tức phát tín hiệu cảnh báo hoặc thậm chí tự động ngắt điện để tránh làm hư hỏng các thiết bị.
Giảm rủi ro mất điện và tiết kiệm năng lượng
Một PDU thông minh có thể đo lường mức tiêu thụ năng lượng của từng thiết bị, giúp các nhà quản trị nắm bắt được lượng điện năng tiêu thụ chính xác. Thông qua việc phân tích dữ liệu từ PDU, họ có thể tối ưu hóa nguồn năng lượng, xác định các thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng không cần thiết và điều chỉnh chúng để tiết kiệm năng lượng.
Hỗ trợ quản lý và giám sát từ xa
Với các loại PDU tiên tiến, quản trị viên có thể giám sát và điều khiển nguồn điện từ xa thông qua các công cụ phần mềm. Điều này rất hữu ích khi cần quản lý một lượng lớn thiết bị ở nhiều địa điểm khác nhau. Chỉ với một thiết bị PDU thông minh, các quản trị viên có thể theo dõi trạng thái của các nguồn điện, kiểm tra và xử lý các sự cố từ xa, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên tục mà không cần phải có mặt trực tiếp.
>>> Xem thêm: hp proliant DL360 gen10 plus
Các loại PDU phổ biến trên thị trường
Tìm hiểu PDU là gì, ta biết được PDU có nhiều dạng khác nhau, đáp ứng các nhu cầu quản lý năng lượng từ đơn giản đến phức tạp. Dưới đây là các loại PDU phổ biến:
PDU dạng rackmount
PDU dạng rackmount được lắp trực tiếp vào tủ rack của thiết bị. Thiết bị này cho phép kiểm soát và giám sát nguồn điện tới các server, thiết bị switch và các thiết bị trung tâm dữ liệu khác, đồng thời giúp cân bằng tải điện hiệu quả.
PDU dạng sàn (Floor-mounted)
PDU dạng sàn cung cấp nguồn điện thay thế cho nguồn điện chính của cơ sở và các tủ rack thiết bị trong trung tâm dữ liệu.
PDU dạng tủ (Cabinet)
Loại PDU này có các cầu dao chính và cầu dao riêng biệt, cùng với các bảng giám sát điện. Chúng thường được dùng khi doanh nghiệp cần cung cấp nguồn điện cho nhiều tủ rack với dòng điện cao.
PDU di động (Portable)
PDU di động là các thiết bị không gắn cố định, dễ dàng di chuyển và thường được sử dụng trong gia đình và văn phòng.
>>> Xem thêm: proliant DL360 gen10 plus
Phân loại theo tính năng: PDU cơ bản và PDU thông minh
Biết PDU là gì, ta thấy PDU còn được chia thành hai loại chính: PDU cơ bản và PDU thông minh với nhiều dạng khác nhau.
PDU cơ bản
PDU cơ bản chỉ thực hiện chức năng phân phối nguồn điện. Bao gồm các loại sau:
- Basic PDU: Là loại cơ bản nhất, phân phối điện áp và dòng điện tới nhiều ổ cắm.
- Monitored PDU: Tương tự như Basic PDU nhưng có thêm tính năng hiển thị dữ liệu điện năng.
PDU thông minh
PDU thông minh không chỉ phân phối nguồn điện mà còn tích hợp thêm nhiều tính năng hỗ trợ:
- Metered inlet PDU: Giúp đo lường công suất và dung lượng mạch, tránh tình trạng quá tải và cải thiện hiệu suất.
- Metered outlet PDU: Đo lường tại ổ cắm, giúp người dùng biết được mức tiêu thụ điện năng, so sánh hiệu suất của các thiết bị.
- Switched PDU: Cho phép người dùng điều khiển từ xa từng ổ cắm và nhóm ổ cắm, giúp tắt các thiết bị khi không sử dụng để tiết kiệm điện.
- Switched rack PDU có đo lường tại ổ cắm: Có đầy đủ tính năng như switched PDU, đồng thời giám sát điện năng tiêu thụ tại mỗi ổ cắm.
Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội
Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa
- Hotline: 0979 83 84 84
- Tel: 024 6296 6644
Chi nhánh HCM: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10
- Hotline: 0945 92 96 96
- Tel: 028 2244 9399
- Email:
[email protected]- website: https://maychuhanoi.vn/
- facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi